Saturday, November 9, 2013

Người và Phật




“Một cách vô điều kiện,
Không so bì
Không ganh đua
Không ghét
Không giận
Không hận
Không phán xét
Không kết án
Không ham của cải
Không sợ thiệt thòi
Chỉ
Yêu thương và cảm thông
Hợp tác và giúp đỡ”
Kinh Tăng Nhất A Hàm chép lại sự kiện Ðức Phật giảng pháp cho trưởng giả Cấp Cô Ðộc về bốn điều hạnh phúc của người cư sĩ:

1) Hạnh phúc khi toại hưởng một nền kinh tế vững chắc, hoặc một tài sản dồi dào được tạo ra bằng những phương kế công minh chính trực.

2) Hạnh phúc khi được tiêu dùng tự do cho mình, cho gia đình, cho bằng hữu thân quyến và cho những việc phước thiện.

3) Hạnh phúc khi không có nợ nần.

4) Hạnh phúc được sống một cuộc đời ngay thẳng, trong sạch, không tạo ác bằng tư tưởng, lời nói và hành động.

Ðức Phật cũng không quên nhắc nhở Đại trưởng giả Cấp Cô Độc rằng hạnh phúc vật chất không bằng 1/16 của hạnh phúc tinh thần do đời sống lương thiện mang lại.
5) Phải mẫn cán và cương quyết, tận tâm và hăng hái trong nghề nghiệp, bất cứ nghề nào, và phải thông thạo nghề ấy.

6) Phải gìn giữ lời lãi chính đáng làm ra do mồ hôi công sức của mình, đừng để cho kẻ gian tham trộm cắp.

7) Phải có bạn lành, trung thành, học thức, đạo đức, quảng đại, trí tuệ để giúp mình giữ vững con đường chân chính và xa lánh nẻo tà.

8) Phải tiêu xài cho có chừng mực, tùy theo hoa lợi của mình. Không phung phí, không bủn xỉn, nghĩa là chẳng nên tích trữ vì bủn xỉn và cũng chẳng nên buông thả xa hoa. Nói cách khác, phải sống cho vừa phải với tài sản sự nghiệp của mình.Trong kinh Bố thí, Đức Phật dạy: "Các Tỳ Kheo, có hai loại bố thí - tài thí và pháp thí; trong hai loại bố thí này, pháp thí là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai sự phân phát: Phân phát của cải và phân phát đạo pháp; trong hai sự phân phát này, phân phát đạo pháp là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai cách giúp đỡ (nhiêu ích - anuggaha): Giúp đỡ của cải và giúp đỡ đạo pháp; trong hai cách giúp đỡ này, giúp đỡ đạo pháp là cao nhất".
Ðức Phật chỉ dạy Tám đức để đưa đến sự hạnh phúc: a) Phải có đức tin và tín nhiệm nơi giá trị cao thượng của đạo đức, tinh thần và trí tuệ. b) Không sát sinh hại vật, không trộm cắp, không lường gạt, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây say. c) Phải bố thí, quảng đại, không tham luyến. d) Phải khai thông tuệ giác để tận diệt nguồn gốc của sự khổ hầu tiến đến đạo quả Niết Bàn.

No comments:

Post a Comment