Saturday, November 16, 2013

( Thơ Đường cuả Tam Tạng nói vua nhà đường. )

Thơ Đường cuả Tam Tạng nói vua nhà đường
Thiết Đồng,Mộc thạch tự kim Dung
Lễ bái tắc phước sanh
Qũy hoại chi vi hữu tội
Lê Long tuy bất năng hành ngũ.
Kỳ ngũ tu lão lê Long
Phàn tăng chi bất năng gián phước.
Kỳ phước tu tính phàm tăng,
Côn luân hữu ngọc hỗn tạp tạp san
Không làm chủ được tâm,mà tâm sai khiếp còn luân hồi .
Nô lệ cho nghiệp mình.
làm chủ nghiệp muốn dừng tu,chuyển nghiệp do mình lúc về già...v.v...
Đêm đói bóng lúc tàn canh
Giật mình tĩnh giấc thương mình xót xa
Nhất niệm phật tại tiền
Nhị niệm Phật tại thăng thiên
Tam niệm Phật tại tây thiên
Ps:
Bài viết này mình nghe Thượng toạ thích thông triết giảng ở hoa kỳ trên băng mình viết lai bài giảng cuả ông. đây là bài thơ đường đối đáp với vua Đường.đây là bài thư nói về các vị sư thời ấy.

BƯỚM SEN Màn Đêm...!

Sen trần bướm tựu đón nhụy hoa
Lá cành sen thủy tựu chân như.
Thuỷ điểm tâm trụ chấp lá lành
Màn đêm sen nở bướm hạ mầu

Tuesday, November 12, 2013

Cố Hoà Thượng Thích Huyền Vi ( Bí Quyết Thành Công Cuả Người Phật Tử )



Bí Quyết Thành Công Cuả Người Phật Tử
http://www.trangsuoitu.org/HuyenVi/005-BiQuyetThanhCongCuaPT/BiQuyetThanhCongCuaPT1.mp3

.....Bản Ngã....


Bản ngã phù du như khói sương 
Thân tâm cát bụi ở ven đường 
Một lòng theo phật tìm vô ngã 
Pháp giới chỉ là một khối thương

Bạch Y Quan Thế Âm Đại Sĩ.



Con quỳ trước đài sen
Quán Âm bồ đề tỏa 
Đài sen tỏa ngát hương 
Ngát hương trầm lân lân.

Sunday, November 10, 2013

Lời Phật Dạy

Lời Phật Dạy
Khi ta yêu thương mọi người, yêu thiên nhiên, yêu động vật…thì tâm trong sáng.
Nhưng nếu ta mang cái tâm so sánh: si mê hay yêu thích người này đẹp, không thích người kia xấu hay yêu hoa này đẹp, yêu con vật này dễ thương…để rồi không ưa cái hoa kia xấu, con vật kia thấy ghét…thì tâm đã dần “mờ” đi, bớt trong sáng rồi.

Lời Phật Dạy

Bản thân con người thì không xấu ác gì, chỉ có thói quen, tập khí là hư xấu. Ai cũng có thói hư tật xấu, chỉ khác là kẻ ít người nhiều mà thôi. Chỉ cần bạn hướng tâm tu Ðạo là đủ. Hễ bạn có thể tha thứ cho ai, thì hãy tha thứ ngay… Hòa Thượng - Quảng Khâm

Món quà ý nghĩa nhất trên đời

Món quà ý nghĩa nhất trên đời
Một ngày nọ, có một tín đồ đến thỉnh giáo thiền sư: “Con là người đã có gia đình, nhưng con lại đang rất yêu một người con gái khác, con phải làm thế nào bây giờ?”.
Thiền sư nói: “Con có chắc chắn rằng cô gái ấy thực sự là người con yêu nhất trên đời này không?”.
“Vâng, người đó cho con những giây phút đẹp nhất, cô ây thực sự rất tuyệt vời”, tín đồ khẳng định.

Thiền sư không trả lời trực tiếp câu hỏi của anh ta mà chỉ nói với tín đồ: “Con hãy nhìn 3 cây nến trong cái lư hương trước mặt, cây nào sáng nhất”. Tín đồ nói: “Độ sáng đều như nhau, làm sao có thể nhìn ra được cây nào sáng nhất ạ”.

Thiền sư nói tiếp: “Con hãy cầm lấy 1 cây, để trước mặt. Giờ dùng tâm để nhìn xem cây nến nào sáng nhất”.

“Đương nhiên cây nến đặt trước mặt là cây nến sáng nhất rồi ạ”, tín đồ trả lời.

Thiền sư lại nói: “Bây giờ con hãy để 3 cây nến như hiện trạng ban đầu và hãy nhìn thật kỹ xem trong ba cây, cây nào sáng nhất”.

Tín đồ nói: “Nếu để như lúc đầu thì độ sáng như nhau, vốn không thể nhìn ra cây nào sáng nhất”.

“Đúng là như vậy”, thiền sư cười đáp.

“Thực ra việc nhìn thấy 3 cây nến cũng giống như việc con gặp người phụ nữ kia trong cuộc đời mình vậy. Khi để nó ở trước mặt, dùng tâm nhìn nó sẽ càng cảm thấy nó đẹp nhất, nhưng khi đã để nó về chỗ cũ thì lại không hề thấy chút ánh sáng nào từ nó. Cho nên kiểu tình yêu này, chỉ như trăng dưới nước, căn bản không vượt qua nổi thử thách của thời gian, cuối cùng cũng chỉ là hư không mà thôi”.

Dừng lại một lúc, vị thiền sư nói tiếp: “Trong cuộc sống hôn nhân, người ta thường lờ đi những ưu điểm của đối phương, thay vào đó lại phóng đại những khuyết điểm. Cái gì mới là tình yêu chân chính? Có thể đồng cam cộng khổ, bao dung cho nhau, đó mới là tình yêu chân chính. Nó có vẻ bình thường, nhưng lại rất sâu lắng, là tình cảm đáng được trân trọng suốt cuộc đời”.

Tín đồ nghe xong, trước mắt bỗng phảng phất hình ảnh người vợ vì để cho mình an tâm làm việc đã từ bỏ cơ hội đi công tác ở nước ngoài, vì để cho mình có được sự ấm áp những ngày đông giá rét mà khổ sở học đan áo len… Trong lòng tín đồ bỗng chốc như tỉnh ngộ, anh ta cảm ơn thiền sư, chạy như bay về nhà.

Lòng người luôn vì sự mù quáng nhất thời mà đi lạc hướng, vì sự cô đơn nhất thời mà tìm sai chốn về. Kỳ thực, nơi luôn luôn mở rộng cửa đón ta chính là nhà, người có thể hi sinh vì ta chính là người thân yêu của ta trong ngôi nhà đó. Nhà chính là bến cảng cho chúng ta tránh gió bão, là chốn về cho tâm hồn mỗi người và là món quà vô giá để chúng ta suốt đời trân trọng yêu thương.

Tìm thấy người tự nguyện cùng mình đối diện, cùng mình gánh vác, cùng mình chia sẻ, có thể cùng mì
nh trải qua những tháng ngày sống giản đơn mà hạnh phúc, đó mới chính là món quà đáng quý nhất trên đời.”

CHÚ ĐẠI BI

Chú Đại Bi
CHÚ ĐẠI BI

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH
Việt dịch: Tuệ Nhuận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Phụng Chiếu Vua Đường (Trung Hoa)
Dịch Ra Chữ Hán.
Tôn Giả Ananda Chép Lại Phật Lời Phật Nói Bằng Chữ Phạn.
Bồ Tát Giới Đệ Tử Tuệ Nhuận Dịch Ra Chữ Việt Nam.
HƯƠNG TÁN
KHÓA TỤNG KINH DƯỢC SƯ

TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN
Án Lam. (21 lần)

VĂN THÙ HỘ THÂN CHÂN NGÔN
Án si lâm bộ lâm. (7 lần)

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN
Án ma ni bát minh hồng. (7 lần)

ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM CHÚ

Án, a na lệ, tỳ sá đề,
Bề ra bạt sà ra đà rị,
Bàn đà bàn đà nể,
Bạt sà ra báng ni phấn,
Hổ hồng đô lô ung phấn,
Ta bà ha. (7 lần)

CHÚ ĐẠI BI


THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng, cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá da dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt ra phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất lị tất lị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế dị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra da, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta bà ha.

Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.


DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH

BÀI KỆ

Cầu Phật gia hộ dịch kinh cho đúng nghĩa,
Hạnh nguyện của Phật khó nghĩ bàn.
Đưa hết chúng sanh lên cõi tịnh,
Muốn lên phải tụng và phải tu.
Bỏ hẳn đường tà, theo đường chính,
Lạy Phật thêm sức phù hộ cho.
Con dịch được đúng nghĩa chân thực,
Để ai cũng hiểu tụng và tu,
Chuyển kiếp tai-nạn thành nước Phật.

TUỆ NHUẬN
KHÓA LỄ DƯỢC SƯ
NHẤT THIẾT CUNG KÍNH
(Lễ hội thì chủ sám đứng đọc. Không người làm lễ đọc một mình).

Nhất tâm kính lễ Tam Bảo thường trụ khắp cả mười phương.
(Mọi người cùng đọc, lạy 3 lạy).

BÀI DÂNG HƯƠNG
(Mọi người cùng quỳ, chủ sám cầm hương hoa dâng, mọi người cùng đọc).

Con dâng hương, Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát Tri kiến.

Năm thức hương này kết thành đài mây, sáng chưng Pháp giới, cúng dường mười phương thường trụ Tam Bảo. (Mọi người yên lặng 1 phút).

CÚNG DƯỜNG RỒI, NHẤT THIẾT CUNG KÍNH (Chủ sám đọc)
Nhất tâm kính lễ Tam Bảo thường trụ khắp cả mười phương.
(Mọi người cùng đọc, lạy một lạy).

BÀI TÁN PHẬT
(Mọi người cùng đứng cùng đọc).

Đấng Pháp Vương ngôi báu tuyệt vời,
Khắp Tam Giới không ai sánh kịp.
Thầy chỉ đường khắp cõi Nhân, Thiên,
Cha hiền cứu bốn loài đau khổ.
Con nay về nương tựa vào cha,
Ba nghiệp a tăng kỳ diệt hết.
Tán dương công đức Phật Thế Tôn,
Ức kiếp muôn đời khôn kể xiết.
Án phạ nhật la vật. (câu này đọc 3 lần)

Nhất tâm kính lễ:

1. Phật Thiện Danh Xưng Kiết Tường Vương ở cõi Quang Thắng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

2. Phật Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quan Âm Tự Tại Vương ở cõi Diệu Bảo phương Đông cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

3. Phật Kim Sắc Bảo Quang, Diệu Hạnh Thành Tự ở cõi Viên Mãn Hương Tích phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới.(1 lạy)

4. Phật Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường ở cõi Vô Ưu phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

5. Pháp Hải Lôi Âm ở cõi Pháp Tràng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

6. Phật Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông ở cõi Thiện Trụ Bảo Hải phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới.(1 lạy)

7. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

8. Kinh Bản Nguyện Công Đức Của Phật Dược Sư và chú Quán Đỉnh cùng Tôn Pháp ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

9. Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ Tát ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

10. Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ Tát ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

11. Thánh chúng trong Hải Hội Thanh Tịnh ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng Thánh chúng ở khắp Pháp giới. (1 lạy)

12. Con nay quy mạng, sám hối thề nguyện đoạn trừ tất cả ba chướng cho pháp giới chúng sinh và tứ ân, tam hữu. (1 lạy)

BÀI SÁM HỐI

CHÍ TÂM SÁM HỐI
(Mọi người cùng quỳ đọc)

Con xưa đã tạo bao nghiệp ác,
Đều vì vô thuỷ tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,
Hết thảy con nay đều sám hối,
Bao nhiêu nghiệp chướng sâu dường ấy,
Thảy đều tiêu diệt sạch làu làu,
Niệm niệm trí soi khắp pháp giới.
Độ hết chúng sinh đều chẳng thối.
(Đọc xong cùng dập đầu xuống chiếu 3 lượt rồi cùng đứng dậy).

SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN RỒI
(Chủ sám đọc)

Qui mạng lễ – Phật Dược Sư Lưu Ly Quang cùng hết thảy Tam Bảo ở khắp mười phương. (1 lạy)

BÀI TÁN KINH

Ta Bà chẳng ở được lâu dài,
Sớm liệu tụng kinh cửa Phật đài,
Hai sáu nguyện vương tiêu tội hết.
Ba nghìn Hóa Phật dủi lòng soi:
Hoa Sen Tây Trúc dầy thơm ngát,
Quả phúc Nam diêm được tốt tươi.
Giải kiết, tiêu tai, thêm tuổi thọ,
Vững vàng bổn mạng, được yên vui.

BÀI TÁN PHẬT

Mười hai nguyện lớn, Giáo chủ Đông Phương,
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường.
Bảy bẩy đức chơn thường, lễ bái tán dương,
Hết tai nạn được thọ trường.

Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)

KỆ KHAI KINH

Pháp nầy mầu nhiệm rất cao sâu,
Ức kiếp muôn đời chưa dễ gặp.
Nay được thấy nghe, được thọ trì,
Con thề giải nghĩa Chơn như Phật.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
Nam mô Khai Bảo Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Trừ Diệt Nhứt Thiết Chúng Sanh Khổ Não.(3 lần)
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. (3 lần)
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH

Đúng thực như thế, chính tôi được nghe:

Một thời bấy giờ, Đức Bạc Già Phạm đi độ các nước, đến thành Quảng Nghiêm, Ngài dừng lại ở dưới cây âm nhạc cùng với tám nghìn vị Đại Tỳ Kheo, ba vạn sáu nghìn vị Đại Bồ Tát, và các Quốc Vương, các quan Đại thần, các Bà La Môn, các thầy Cư sĩ, Thiên, Long, Bát Bộ Nhơn với Phi Nhơn, đông không xiết kể, thảy đều cung kính vây kín xung quanh Đức Phật thuyết pháp.

Con đấng Pháp Vương, bấy giờ là ngài Mạn Thù Sư Lợi, theo oai thần Phật, đương ngồi đứng dậy, hở một vai áo, đầu gối bên hữu quì sát tận đất, nhìn Bạc Già Phạm, cúi mình, chắp tay bạch rằng: Thế Tôn, xin Phật diễn thuyết, cũng giống như thế, diễn những danh hiệu, và những điều nguyện căn bản lớn lao, công đức tuyệt vời của các Đức Phật, cho những người nghe tiêu hết nghiệp chướng, vì muốn lợi lạc các loài hữu tình, khi Tượng Pháp chuyển.

Bấy giờ Thế Tôn tán thán Đồng tử Mạn Thù Sư Lợi, Ngài khen ngợi rằng: “Hay lắm! Hay lắm! Mạn Thù Sư Lợi, lòng đại bi ông khuyến thỉnh ta nói danh hiệu chư Phật, bản nguyện công đức, để bạt cho hết nghiệp chướng ràng buộc các loài hữu tình và để làm cho lợi ích an lạc các loài hữu tình, khi Tượng Pháp chuyển.

Ông hãy nghe kỹ, ngẫm nghĩ thực khéo, ta sẽ nói.

Mạn Thù Sư Lợi bạch rằng: Xin vâng, xin Thế Tôn nói, chúng con thích nghe.

Đức Phật bảo ngài Mạn Thù Sư Lợi: về phương Đông kia, cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Hằng, ở đấy có một thế giới gọi là cõi Tịnh Lưu Ly.

Đức Phật cõi ấy, hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng chính đẳng giác, Minh hành viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Bạc già phạm.

Ông Mạn Thù ơi, khi Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai còn đương hành đạo Bồ Tát. Ngài đã phát ra mười hai nguyện lớn, khiến cho hữu tình cầu gì cũng được.

NGUYỆN LỚN THỨ NHẤT

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thì tự thân ta sáng trưng rực rỡ, soi suốt tất cả vô số thế giới vô lượng vô biên; dùng ba mươi tướng Đại trượng phu, tám mươi tùy hình để trang nghiêm thân khiến cho hết thẩy các loài hữu tình, đều được tất cả như ta không khác.

NGUYỆN LỚN THỨ HAI

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì tự thân ta như ngọc lưu ly trong ngoài sáng suốt, sạch không vết bẩn, quang minh rộng lớn, công đức cao vời; thân khéo ở yên trong lưới tia sáng, trang nghiêm hơn cả mặt trời, mặt trăng; chúng sinh tối tăm đều được sáng bừng, đâu cũng làm được mọi sự như ý.

NGUYỆN LỚN THỨ BA

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, ta dùng rất nhiều Trí Huệ phương tiện, vô lượng vô biên, khiến cho hữu tình đều được mọi vật, thụ dụng vô cùng: chẳng để chúng sinh có chỗ thiếu thốn.

NGUYỆN LỚN THỨ TƯ

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có hữu tình tu hành tà đạo, thì ta khiến cho đều được ở yên trong đạo Bồ Đề; nếu ai hành đạo, Thanh Văn, Độc Giác thì ta cũng đều lấy đạo Đại Thừa, mà dựng cho yên.

NGUYỆN LỚN THỨ NĂM

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có vô lượng, vô biên hữu tình tu hành Phạm Hạnh trong Pháp của ta, thì hết thảy đều được giới chẳng thiếu, đủ giới tam tụ, nếu có ai mà trót đã phạm giới nghe tên ta rồi, lại được tịnh giới, chẳng vào đường ác.

NGUYỆN LỚN THỨ SÁU

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu những hữu tình thân thể hèn kém mọi căn chẳng đủ, xấu xa, ngu ngốc, mù, điếc, ngọng, câm, què quặt, khòm lưng, hóa hủi, điên, cuồng, bao nhiêu bịnh khổ, nghe tên ta rồi hết thảy đều được đẹp đẽ, sáng suốt, mọi căn hoàn toàn, không mọi tật khổ.

NGUYỆN LỚN THỨ BẢY

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu những hữu tình mắc mọi bịnh khổ, không ai cứu chữa, không chỗ nương thân, không người thân thiết, không cửa không nhà, bần cùng khốn khổ, môt khi tên ta nghe lọt vào tai mọi bịnh đều hết thân tâm yên vui, gia quyến tiền của, thảy đều phong túc, rồi tu đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề.

NGUYỆN LỚN THỨ TÁM

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có thân gái thấy trăm nỗi xấu, bức bách khổ não sinh lòng chán ngán, muốn bỏ thân gái, nghe tên ta rồi, thảy đều chuyển được thân gái thành trai, đủ tướng trượng phu, rồi tu đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề.

NGUYỆN LỚN THỨ CHÍN

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, khiến những hữu tình thoát chài lưới ma, thoát được hết thảy ngoài đạo ràng buộc; nếu lạc vào các rừng rậm ác kiến, ta sẽ dắt dẫn lên đường chánh kiến, rồi tu tập dần mọi hạnh Bồ Tát, chóng chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu những hữu tình bị pháp luật bắt trói buộc, đánh đập, giam cầm lao ngục hoặc bị tử hình, và còn rất nhiều tai nạn khác nữa lấn hiếp nhục nhã lo sầu nung nấu, thân tâm chịu khổ, nếu mà được nghe danh hiệu của ta, được giải thoát hết thảy lo khổ.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI MỘT

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu những hữu tình bị đói khát khổ, vì kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp ác, khi nghe tên ta, chuyên tâm trì niệm, thì ta hãy cho ăn uống rất ngon để no thân đã, rồi sau ta mới cho ăn Pháp vị để lập thành người rốt ráo yên vui.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI HAI

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu những hữu tình, nghèo không áo mặc, ruồi muỗi, bức rét khổ suốt đêm ngày, khi nghe tên ta chuyên tâm trì niệm thì tâm muốn gì liền được đủ thứ, áo mặc thật đẹp, được cả đồ dùng quý báu trang nghiêm, đeo hoa, ướp hương, âm nhạc múa hát, tùy tâm thích gì đều được đầy đủ.

Ông Mạn Thù ơi, thế là mười hai nguyện rất nhiệm mầu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, khi Ngài còn đương hành đạo Bồ Tát; Ngài đã phát ra.

Còn nữa này ông Mạn Thù Sư Lợi, là những nguyện lớn của Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ngài đã phát ra, khi Ngài còn đương hành đạo Bồ Tát, và những công đức trang nghiêm ở bên cõi nước của Ngài, nếu ta nói ra, đến hết một kiếp hay hơn một kiếp cũng không hết được.

Nhưng có một điều: ở nước Phật kia một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thú và những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê lưu ly, những thừng bằng vàng giăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, màng lưới, đều bằng thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.

Trong nước có hai vị Đại Bồ Tát: một vị gọi là Nhật Quang Biến Chiếu, một vị gọi là Nguyệt Quang Biến Chiếu đứng đầu tất cả vô số vô lượng các vị Bồ Tát. Hai Ngài lần lượt sẽ lên ngôi Phật, đều giữ vững được kho báu Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Ông Mạn Thù ơi, bởi thế cho nên những Thiện nam tử và Thiện nữ nhơn có tín tâm rồi, thời nên phát nguyện sanh sang thế giới của đức Phật kia.

Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Đồng tử Mạn Thù Sư Lợi: Này ông Mạn Thù, có những chúng sanh chẳng biết thiện ác, chỉ ôm cái lòng tham lam keo bẩn, chẳng biết bố thí, và những quả báo về hạnh bố thí, ngu si không trí, thiếu mất tín căn, chứa nhiều của báu cầu giữ lấy mãi, thấy kẻ xin đến tâm họ chẳng mừng: khi bất đắc dĩ họ phải bố thí, thị coi như cắt miếng thịt họ rất là đau tiếc. Lại có lắm kẻ tham lam bỏn xẻn, tích trữ tiền của, đến ngay thân họ còn chẳng tiêu dùng, huống lại dám cho cha, mẹ, vợ, con, tôi đòi sai khiến, và kẻ đến xin. Những hữu tình ấy, đến lúc mạng chung, sinh làm ngã quỉ, hoặc làm bàng sinh, nhưng vì thuở xưa, ở đời từng được tạm nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên đương khi ở trong vòng ác thú, được tạm nhớ đến danh hiệu của Ngài, ngay trong phút nghĩ, liền ra khỏi vòng, lại được làm người, nhớ được túc mạng sợ khổ ác thú, chẳng ham dục lạc, thích làm bố thí, và khen những người hay làm bố thí, mình có những gì, đều không tham tiếc, dần dà đem cả đầu, mắt, chân, tay, máu, thịt của mình, cho kẻ đến xin, huống còn tiếc gì, đến tài vật khác.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, nếu những hữu tình, tùy theo Như Lai nhận các chỗ học mà phá thi la; lại có kẻ tuy chẳng phá thi la mà phá quỷ tắc, kẻ giữ được cả thi la, quỷ tắc lại hủy chánh kiến; lại có kẻ tuy chẳng hủy chánh kiến mà bỏ đa văn chẳng thể hiểu rõ nghĩa sâu trong kinh của Phật đã nói: có kẻ đa văn, lại tăng thượng mạn, vì tăng thượng mạn che lấp tâm rồi, khen mình chê ngườI, phỉ báng Chánh Pháp, làm bạn với ma, người ngu như thế, tự mình đi vào con đường tà kiến, lại còn làm cho vô lượng ức triệu hữu tình cùng theo xuống hố hiểm sâu. Những hữu tình nầy trôi quanh mãi mãi trong vòng Địa ngục Bàng Sinh, Quỷ thú nếu mà được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, liền bỏ ác hạnh, tu mọi thiện pháp, chẳng đọa ác thú, dù có kẻ nào, chẳng thể bỏ được hết mọi ác hạnh mà tu thiện pháp phải đọa ác thú, vì nhờ sức thần bổn nguyện của Phật, khiến họ hiện tiền đã được tạm nghe danh hiệu của Phật, họ sẽ thoát thân nơi ác thú kia, lại được làm người, chánh kiến tinh tiến khéo điều hòa được tâm ý yên vui liền bỏ được nhà đến chốn không nhà, chịu theo chỗ học trong Pháp Như Lai, không hề hủy phạm, chánh kiến, đa văn, hiểu nghĩa rất sâu, bỏ tăng thượng mạn, chẳng báng Chánh Pháp, chẳng bạn với ma, dần dần tu hành những hạnh Bồ Tát chóng được vẹn toàn.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu những hữu tình xang tham ghen ghét khen mình chê người, sẽ phải đọa vào trong ba đường ác, mấy mươi nghìn năm chịu mọi cực khổ, chịu cực khổ rồi, ở đấy mãn hạn, lại lên nhân gian, làm thân trâu, ngựa, lừa và lạc đà, thường bị đòn đánh, đói khát khổ não, lại thường mang nặng, theo đường mà đi: hoặc được làm người, ở nơi hạ tiện, làm kẻ tôi đòi bị người sai khiến, chẳng được tự tại, nếu xưa làm người đã từng được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bởi nhân lành ấy nay lại nhớ đến, dốc lòng quy y, nhờ thần lực Phật giải thoát mọi khổ, mọi căn thông lợi, trí tuệ đa văn, thường cầu Thắng Pháp, thường gặp bạn hiền, dứt hẳn lưới ma, đập vỡ cái xác vô minh đen tối, gạn lòng phiền não giải thoát hết thảy sinh, già, bịnh, chết, lo sầu, khổ não.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, nếu những hữu tình thích gây ngang ngược, đánh nhau kiện nhau, làm cho náo loạn, cả mình cả người đem thân, miệng, ý tạo thêm mãi ra bao nhiêu nghiệp ác, lần lượt thường làm sự chẳng lợi ích, mưu hại lẫn nhau, đi gọi các thần ở rừng, ở núi, ở cây, ở mả, rồi giết chúng sinh, lấy máu, lấy thịt, cúng tế bọn quỷ Dược Xoa, La Sát, viết tên kẻ thù, làm hình kẻ thù, làm bùa chú ác để mà nguyền rủa; yểm bùa thành mị, nuôi trùng thành cổ, hô quỷ nhập vào thây chết đứng dậy, sai đi giết hại thân mạng người ta; những hữu tình ấy, nếu mà được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì ác sự kia đều chẳng hại được; lần lượt hết thảy đều khởi từ tâm, lợi ích, yên vui, không còn có ý não hại hiềm thù, ai cũng vui mừng; mọi vật thụ dụng tự cho là đủ, chẳng lấn của nhau, mà đồng cùng làm lợi ích cho nhau.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, nếu có bốn chúng; Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai chịu giữ được tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng chịu theo chỗ học, để làm thiện căn, nguyện được sinh sang thế giới Cực Lạc ở bên Phương Tây, đến chỗ đức Phật Vô Lượng Thọ Quang cầu nghe Chánh Pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị Đại Bồ Tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát, tám vị ấy sẽ đi lại ở trên không mà chỉ đường, tự nhiên thấy mình hóa sinh ngay bên thế giới kia, trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp.

Hoặc là nhân thế, được sinh lên trời, tuy sinh lên trời mà căn lành cũ vẫn chưa hết, chẳng phải sinh vào ác thú nào khác; trên trời tận số, thì xuống nhân gian, hoặc làm Luân Vương, coi cả bốn châu, oai đức, tự tại, giữ yên vô lượng trăm nghìn hữu tình ở trong thập thiện, hoặc sinh vào những dòng Sát Đế Lợi, dòng Bà La Môn, Cư sĩ, Đại gia, rất nhiều của báu, kho tàng đầy ngất, hình tướng tốt đẹp, quyến thuộc đông đủ, thông minh trí huệ, dõng kiện oai hùng như đại lực sĩ.

Nếu là nữ nhân được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc lòng trì niệm, thì sau chẳng phải làm thân gái nữa.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, khi Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đắc đạo Bồ Đề, do sức bản nguyện, mà Ngài soi thấy các loài hữu tình mắc nhiều bịnh khổ, như là những bệnh gầy còm, co quắp, khô héo, sốt vàng, hoặc bị trúng độc, ma mị trùng cổ, hoặc bị chết non, hoặc khi chết uổng. Ngài muốn khiến cho những bịnh khổ ấy, đều được tiêu trừ, và có cầu gì cũng được mãn nguyện, thời Ngài liền vào cảnh Ta Ma Đề gọi là cảnh Định, diệt hết khổ não cho các chúng sinh.

Đã vào Định rồi, ở trong nhục kế, phóng đại quang minh, trong đại quang minh diễn nói thần chú Đại Đà La Ni: “Nam mô Bạc-già-phạt-đế bệ sái xã lũ-rô, bệ lưu-li, bát lạt bà, hát ra xà giã, đát đà yết đa gia, a ra hát đế, Tam diểu tam bột đà gia đát, điệt tha, Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.”

Khi trong quang minh nói thần chú rồi, trái đất chấn động, phóng đại quang minh, hết thảy chúng sinh, bịnh khổ đều trừ, được vui yên ổn.

Ông Mạn Thù này: thấy ai, nam, nữ nếu có bịnh khổ, thì nên nhất tâm, vì người bịnh ấy, tắm, gội, súc miệng sạch rồi, tụng chú một trăm tám lượt vào một thức ăn, hoặc vào vị thuốc, hoặc vào nước lọc, không có vi trùng, rồi đem cho uống, thì bịnh khổ gì cũng đều tiêu hết. Nếu có cầu gì, dốc lòng tụng niệm, cũng đều được cả, và lại còn được sống lâu, vô bịnh; sau khi mạng chung, sinh sang cõi kia, được ngôi Bất Thối, cho đến tận khi đắc đạo Bồ Đề. Bởi thế cho nên ông Mạn Thù ơi, nếu có nam tử nữ nhân nào mà có lòng tôn trọng, cung kính cúng dường Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên thường trì chú, chớ để lãng quên.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, nếu có nam tử, nữ nhân tịnh tín, được nghe tất cả danh hiệu của Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, nghe rồi tụng trì; sáng sớm trở dậy, xỉa răng, tắm, gội, súc miệng thanh sạch, dâng các hoa thơm, hương đốt, hương bôi, và các âm nhạc, cúng dường tượng Phật, đem kinh này ra, hoặc mình tự viết, hoặc bảo người viết, nhất tâm chịu nghe, chịu nhớ lấy nghĩa đối với Pháp sư, phải sắm hết thẩy các món cúng dường đủ để nuôi thân, thẩy đều cấp cho, đừng để thiếu thốn; như thế liền được chư Phật hộ niệm, cầu gì cũng được, và được cả đến đạo quả Bồ Đề.

Bấy giờ Đồng tử Mạn Thù Sư Lợi bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, con thề đến khi đời tượng Pháp chuyển con đem rất nhiều các phép phương tiện, khiến người tịnh tín thiện nam, thiện nữ được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cả trong khi ngủ, cũng đem hiệu Phật giác ngộ vào tai. Bạch Đức Thế Tôn, nếu ai thọ trì, đọc tụng kinh này,hoặc là diễn thuyết, khai thị cho người, hoặc tự mình viết, hoặc bảo người viết, hoặc là tôn trọng, cung kính kinh này, đem nhiều các thức hương hoa, hương bột, hương đốt, hương bôi, tràng hoa, anh lạc, phướn, lọng, âm nhạc, để mà cúng dường; lấy sợi ngũ sắc làm túi đựng kinh, quét rửa chỗ sạch, thiết lập tòa cao làm chỗ để kinh, bấy giờ sẽ có bốn Đại Thiên Vương, cùng với quyến thuộc và Thiên chúng khác mấy mươi trăm nghìn đều đến chỗ ấy, gìn giữ, cúng dường. Bạch Đức Thế Tôn: nếu chỗ nào phát kinh báu này ra, có người thọ trì, và nhờ công đức bản nguyện của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, được nghe danh hiệu nên biết chỗ ấy, không còn có người bị chết dữ dội, chẳng ai còn bị bọn thần quỷ ác đoạt mất tinh khí; ai bị đoạt rồi, lại được thân tâm yên vui như cũ.

Đức Phật bảo Ngài Mạn Thù Sư Lợi đúng như thực như thế, đúng thực như thế, Ông nói đúng lắm! ông Mạn Thù ơi, nếu có thiện nam, thiện nữ tịnh tín, mà muốn cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, trước hết phải tạo hình tượng của Ngài lập tòa thanh tịnh mà rước tượng lên, rải các thứ hoa, đốt các thứ hương, dùng nhiều tràng phan trang nghiêm chỗ ấy, bảy ngày, bảy đêm; chịu giữ được đủ tám phần trai giới, ăn uống thanh tịnh, tắm gội sạch thơm, mặc áo thanh tịnh, không chút vẩn đục, không chút giận dữ, não hại đến ai; đối với hết thẩy các loài hữu tình, phải khởi ra tâm lợi ích yên vui, từ, bi, hỉ, xả, bình đẳng như nhau; đàn hát tán thán; nhi u quanh tượng Phật, về bên tay hữu; lại phải nghĩ nhớ, công đức bản nguyện của Đức Phật kia, đọc tụng kinh này suy nghĩ nghĩa kinh, rồi đem diễn thuyết khai thị cho người.

Thế rồi tùy muốn cầu gì cũng được: cầu sống lâu được sống lâu, cầu giàu có được giàu có, cầu quan chức được quan chức, cầu con cái được con cái.

Hoặc có người nào, bỗng thấy mộng ác, những hình tướng ác, hoặc chim quái ác ở đâu đến đâu, hoặc có lắm sự quái ác hiện ra ở ngay chỗ ở, người ấy nếu đem các thức nhiệm mầu, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời những mộng ác, những hình tướng ác, những điềm chẳng lành, đều biến mất hết, chẳng làm hại được.

Hoặc có sợ hãi tai nạn thủy hỏa, binh đao độc ác, cheo leo hiểm nghèo, voi dữ, sư tử, hùm, sói, gấu, beo, rắn, rít, độc ác, sâu, bọ, muỗi, ruồi, nếu hay dốc lòng, niệm Đức Phật kia, cung kính cúng dường, thời sợ hãi ấy thẩy đều giải thoát.

Nếu có nước khác xâm lấn quấy rối, giặc cướp phản loạn, thì người cung kính niệm Đức Phật kia, cũng đều giải thoát.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu có những người thiện nam thiện nữ, lòng tin chơn tịnh, cho đến hết đời chẳng thờ thần khác, chỉ dốc một lòng qui Phật, Pháp, Tăng, chịu giữ cấm giới, bốn trăm giới Bồ Tát, hai trăm năm mươi giới Tỳ Kheo, năm trăm giới Tỳ Kheo Ni, nhưng hoặc ở trong những chỗ thọ giới có ai hủy phạm, sợ đọa ác thú, mà hay chuyên niệm danh hiệu Phật kia, cung kính cúng dường, thì quyết chẳng sinh vào ba đường ác.

Hoặc có đàn bà, tới khi sinh nở, chịu rất đau khổ, mà hay dốc lòng niệm danh hiệu Phật lễ bái, tán thán cung kính cúng dường, thì mọi đau khổ đều trừ diệt hết; đứa con sinh ra, thân phận đầy đủ, hình sắc tốt đẹp, ai thấy cũng mừng, nhanh nhẹn thông minh, không bị phi nhân đoạt mất tinh khí.

Bấy giờ Thế Tôn bảo A Nan rằng: Như ta khen ngợi công đức của đấng Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đó là những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, khó hiểu suốt lắm, ông có tin không? A Nan bạch rằng: Đại Đức Thế Tôn, con đối với kinh của Phật đã nói chẳng dám nghi hoặc, là vì lẽ sao? Vì rằng ba nghiệp: thân, ngữ, ý của hết thảy chư Phật, đều thanh tịnh cả. Lạy Đức Thế Tôn, vừng Nhật Nguyệt kia làm rơi xuống được, núi Diệu Cao Vương làm nghiêng đổ được, lời chư Phật nói không có khác được.

Bạch Đức Thế Tôn, những chúng sanh kia, tín căn chẳng đủ, nghe nói những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, mà nghĩ ra rằng: làm gì chỉ niệm danh hiệu Phật của Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà được ngay những thắng lợi, công đức nhiều đến như thế! Vì chẳng tin thế, sinh ra phỉ báng, người đó ở chỗ đêm dài tối mịt, mất hết lợi lạc đọa các đường ác, chuyển mãi không cùng.

Phật bảo A Nan: những hữu tình ấy,nếu nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc lòng trì niệm, chẳng sinh nghi hoặc, thì không khi nào phải đọa ác thú.

Ôn A Nan ơi, đó là những chỗ hành vi rất sâu của các Đức Phật, rất khó tin lắm, rất khó hiểu lắm, mà nay ông chịu tin được như thế, thời nên biết là đều nhờ oai lực của Phật Như Lai. Này ông A Nan, hết thảy các bậc Thanh Văn, Độc Giác, và các Bồ Tát còn chưa đăng địa, đều chẳng tin hiểu được đúng như thực, chỉ trừ một hạng các vị Bồ Tát Nhất Sinh Sở Hệ. Ông A Nan ơi, làm được thân người, đã là khó lắm; được biết kính tin tôn trọng Tam Bảo cũng là khó lắm, được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thời lại khó hơn.

Ông A Nan ơi, những hạnh Bồ Tát, những phép phương tiện, những nguyện lớn lao của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nếu ta nói ra trong suốt một kiếp, hay hơn một kiếp, thì kiếp mau hết, mà những hạnh, nguyện, phương tiện của Ngài vẫn không thấy hết.

Trong chúng bấy giờ, có Đại Bồ Tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kéo áo hở vai bên hữu, quỳ gối bên hữu, sát xuống tận đất, cúi mình chắp tay, mà bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, khi Tượng Pháp chuyển có những chúng sanh bị nhiều hoạn nạn làm cho khốn khổ, ốm lâu, gầy mòn, chẳng ăn uống được, cổ ráo, môi khô, thấy các phương tối, tướng chết hiện ra; cha, mẹ, thân thuộc, bạn bè, quen biết, xúm quanh than khóc; thân người ốm kia vẫn nằm nguyên đãy mà thấy Sứ giả của vua Diêm Ma dẫn thần thức mình đến trước cửa tòa Pháp vương Diêm Ma: những loài hữu tình, người nào cũng có một Thần Câu Sinh, người ấy làm gì: tội hay phúc, Thần đều chép đủ, rồi đem trình hết cho vua Diêm Ma; bấy giờ vua liền xét hỏi người ấy, tính toán mọi việc người ấy đã làm, theo chỗ tội phúc ấy mà xử đoán. Lúc đó, những người thân thuộc quen biết của người ốm ấy nếu hay, quy y Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho người ốm ấy, thỉnh các chúng tăng chuyên đọc kinh này, đốt đèn bảy từng, treo lá phướn thần năm sắc nối mạng, thần thức người ấy, hoặc có chỗ đó, mà được trở về, tự thấy rõ ràng như trong giấc mộng; hoặc quá bảy ngày, hoặc hãm mốt ngày, hoặc ba lăm ngày, hoặc bốn chín ngày, thần thức người ấy, khi được trở về, như chiêm bao tỉnh: tự mình nhớ biết được các quả báo của các nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện; vì tự chứng lấy quả báo của nghiệp, nên chừa cho đến khi mắc nạn chết, cũng chẳng dám làm những nghiệp ác nữa. Vì thế cho nên những người tịnh tín thiện nam, thiện nữ, đều nên trì niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tùy sức mình mà cung kính cúng dường.

Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát: Bạch Thiện nam tử, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, phải nên thế nào; đèn phướn nối mạng, nên làm thế nào? Ngài Cứu Thoát nói: Kính bạch Đại Đức, nếu có người ốm muốn thoát bịnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm, chịu giữ cho đủ tám phần trai giới; nên tùy lực sắm các thức ăn uống, và các đồ dùng cúng Tỳ Kheo tăng; đêm ngày sáu buổi, lễ bái hành đạo cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; tụng đọc kinh này bốn mươi chín lượt, thắp bốn chín ngọn đèn, tạo bảy pho tượng Đức Như Lai kia; trước mỗi vị tượng, để bảy ngọn đèn, mỗi một đèn sáng, to bằng bánh xe, suốt bốn chín ngày, không lúc nào tắt; làm một lá phướn ngũ sắc và dài bốn chín gang tay; phải đem phóng sinh các loài cho đủ bốn chín thứ, thời có thể qua tai nạn nguy ách chẳng bị chết uổng ác quỷ hãm hại.

Này ông A Nan, lại còn như khi các vua Quán Đỉnh, và Sát Đế Lợi, tai nạn khởi lên như là những nạn: nhân dân tật dịch, nước khác lấn bức, trong nước phản nghịch, sao lạ mọc ra, Nhật thực, Nguyệt thực, mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa, các vua Quán Đỉnh; và Sát Đế Lợi, bấy giờ đối với hết thảy hữu tình, khởi tâm từ bi, tha những tù tội, theo phép cúng dường trước đã nói kia, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhờ thiện căn ấy và sức bản nguyện của Như Lai kia, khiến cho cả nước liền được yên ổn, mưa gió thuận thời, lúa cấy được mùa, hết thảy hữu tình, vô bịnh mừng vui, ở trong nước ấy, không có những thần, bạo ác Dược Xoa, não hại hữu tình, những hình tướng ác, thảy đều biến mất; các vua Quán Đỉnh, và Sá Đế Lợi, sống lâu, mạnh khoẻ, vô bịnh, tự tại, lợi ích đều tăng.

Này ông A Nan, nếu các Hoàng Hậu, Hoàng Phi Công Chúa, Thái Tử, Vương Tử, Đại Thần, Tể Tướng, Thể Nữ trong cung, các quan và dân,có mắc bịnh khổ và ách nạn gì, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sanh các loại, rải các thứ hoa, đốt các hương thơm, bệnh được khỏi hết, nạn đều giải thoát.

Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát: Bạch Thiện nam tử, tại làm sao mà mạng người đã hết, có thể tăng thêm?

Ngài Cứu Thoát nói: Kính bạch Đại Đức, Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng? Bởi vậy khuyên làm đèn phướn nối mạng tu mọi phước đức; vì tu phước nên hết đời thọ mạng chẳng mắc nạn khổ.

A Nan hỏi rằng: Chín thứ chết uổng ấy là những gì?

Ngài Cứu Thoát nói: Nếu những hữu tình, bịnh tuy nhẹ mà không thầy, không thuốc, không người trông nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết, mà phải chết uổng; lại tin các thầy, tà ma, ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian nói nhảm họa phúc, sinh ra sợ hãi, tâm chẳng được yên, xem bói thấy xấu, giết nhiều chúng sinh, khấn vái thần thánh, cầu ma quỷ lên ban cho hạnh phúc muốn mong sống thêm vẫn chẳng thể được; ngu si, mê hoặc, mê tín, tà kiến, thành ra chết uổng, đọa vào địa ngục, không có ngày ra, như thế gọi là một thứ chết uổng, hai là kẻ bị vương pháp xử tử, ba là những kẻ săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, rông rỡ quá độ, bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng. Bốn là chết cháy. Năm là chết đuối. Sáu là chết vì các loài ác thú cắn chết, ăn thịt. Bảy là chết vì ngã xuống sườn núi. Tám là chết vì trúng phải thuốc độc, bùa, chú, nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại. Chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống, mà phải chết uổng. Đấy là Như Lai nói qua chín thứ chết uổng như thế, còn nhiều vô số các thứ chết uổng, nói sao cho xiết.

Lại còn đây nữa, này ông A Nan, Vua Diêm Ma kia, chủ lĩnh giữ sổ ghi tên thế gian, nếu những hữu tình, phạm những tội như: bất hiếu ngũ nghịch, phá nhục Tam Bảo, hoại pháp Vua quan, hủy cả tín giới, thì vua Diêm Ma, tùy tội nặng nhẹ, xét mà xử phạt. Vì thế ta nay khuyên những hữu tình thắp đèn, treo phướn, phóng sinh, tu phước cho thoát khổ ách, chẳng gặp tai nạn. Bấy giờ trong chúng có mười hai vị Đại tướng Dược Xoa đều ngồi ở hội ấy là các vị: Đại tướng Cung Tì La, Đại tướng Phạt Chiết La, Đại tướng Mê Si La, Đại tướng An Để La, Đại tướng Át Nể La, Đại tướng San Để La, Đại tướng Nhân Đạt La, Đại tướng Ba Di La, Đại tướng Ma Hổ La, Đại Tướng Chân Đạt La, Đại Tướng Chiêu Đổ La, Đại Tướng Tỳ Yết La. Mười hai vị này, Đại tướng Dược Xoa, mỗi vị đều có bẩy nghìn Dược Xoa, để làm quyến thuộc, đồng thời lên tiếng mà bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, chúng con ngày nay nhờ oai lực Phật được nghe danh hiệu Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chẳng còn có sợ nơi ác thú, chúng con bảo nhau đều cùng một lòng qui Phật, Pháp, Tăng cho đến hết đời thề xin gánh vác hết thảy hữu tình, làm việc nghĩa lợi, nhiều ích, yên vui; bất cứ chỗ nào: trong các thôn quê, thành thị, làng nước; rừng cây vắng lặng, mà có kinh này ban phát đến nơi, rồi có người nào thọ trì danh hiệu Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính cúng dường, quyến thuộc chúng con hộ vệ người ấy khiến cho giải thoát hết thảy khổ nạn, có cầu nguyện gì đều được đủ cả; hoặc có ai cầu thoát khỏi bệnh tật, ách nạn cũng nên đọc tụng kinh này, lấy chỉ ngũ sắc mà kết thành chữ tên của chúng con, được như nguyện rồi, sau hãy cởi ra.

Bấy giờ Thế Tôn khen ngợi các vị Đại tướng Dược Xoa. Ngài liền nói rằng: Hay lắm! Hay lắm! Tướng Đại Dược Xoa, trong đoàn các ông, vì nhớ báo ân Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thường nên cứ làm như thế cho được lợi ích yên vui hết thảy hữu tình.

Bấy giờ A Nan bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, Pháp môn này nên đặt tên là gì, và chúng con phải phụng trì thế nào?

Phật bảo A Nan: Pháp môn này gọi là Pháp nói những công đức bản nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cũng gọi là Pháp nói những thần chú kết nguyện của mười hai vị Thần tướng lợi ích hữu tình; cũng gọi là Pháp bạt trừ hết thảy mọi thứ nghiệp chướng; nên phụng trì đúng những nghĩa như thế.

Khi Bạt Già Phạm nói lời ấy rồi, các Đại Bồ Tát, và Đại Thanh Văn, Quốc Vương, Đại Thần, Bà La Môn, Cư Sĩ, Thiên, Long, Dược Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Yết Lộ Trà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân và Phi Nhân, hết thẩy đại chúng, nghe lời Phật nói đều cả vui mừng, tin, chịu, vâng làm.

NAM MÔ DƯỢC SƯ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT. (3 lần)


DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Giải kiết, giải kiết giải oan kiết,
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết.
Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính,
Đối trước Phật đài cầu giải kiết.
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu tai Duyên thọ Dược Sư Phật.
Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.
Nam Mô Tiêu Tai Duyên Thọ Dược Sư Phật. (3 lần)

BÀI TÁN CHUNG

Hải hội Dược Sư, sáng rực thần quang, tám vị Bồ Tát giáng các tường, bảy vị Phật tuyên dương, Nhật Nguyệt hồi quang, ban phúc thọ an khang.

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu Tai Duyên Thọ Dược Sư Phật.

BÀI TÁN DƯỢC XOA

Mười hai Đại tướng Dược Xoa,
Giúp Phật tuyên dương,
Chỉ ngũ sắc kết thành tên,
Cầu nguyện được chu viên,
Rửa sạch oan khiên,
Phúc thọ khang vẹn tuyền.

BÀI NIỆM PHẬT

Mười hai nguyện lớn, giáo chủ đông phương.
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường.
Bảy bảy đức chân thường, lễ bái tán dương.
Hết tai nạn được thọ trường.
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (1 tràng)
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát. (10 lần )
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. (10 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (10 lần)

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.


CHÚ VÃNG SANH

Nam mô A di đa bà dạ,
Đa tha dà đa dạ,
Đa điệt dạ tha,
A di rị độ bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ da ca lệ ta bà ha.

KỆ TÁN PHẬT A DI ĐÀ

A Di Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên.
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (3 lần)

NIỆM PHẬT

Nam mô A Di Đà Phật. (108 lần)
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần )
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát. (3 lần)

SÁM CẦU AN

Cúi đầu sám lễ Dược Sư,
Nguyện cho bá tánh tiêu trừ nạn tai.
Lại cầu Quan Âm Như Lai,
Tầm thinh cứu khổ hàng ngày chúng sanh.
Cõi đời tật bịnh tử sanh,
Mỗi ngày nguy hiểm đấu tranh đủ điều.
Sáng ra từ sớm đến chiều,
Biết bao tai nạn rất nhiều tử sanh.
Thấy đời liệt liệt oanh oanh,
Miếng mồi phú quí công danh tạo thành.
Nguyện Ngài đức cả tầm thanh,
Cầu xin cứu khổ ban lành nhân dân.
Chúng con

Kệ Pháp Cú (Phẩm Song Yếu – 1)




Kệ Pháp Cú (Phẩm Song Yếu – 1)
Kệ Pháp Cú – Phẩm Song Yếu phần 1:


Tích chuyện vị tăng mù.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến chuyện một vị tăng mù tên là Cát Khư.

Nguyên, lúc bấy giờ, vị tăng mù Cát Khư đến đảnh lễ Đức Phật. Chiều hôm ấy, ông đi kinh hành bên ngoài, vô ý đạp chết nhiều côn trùng. Sáng hôm sau, nhiều vị tăng trẻ tuổi thấy xác côn trùng, sanh ra hiểu lầm, cho rằng vị tăng Cát Khư phạm giới sát-sanh. Họ liền vào thưa trình với Đức Phật. Phật hỏi: “Các ông có chính mắt trông thấy Cát Khư giết hại côn trùng không?”. Các vị tăng đáp, không. Phật bảo: “Các ông chẳng thấy ông ta giết, cũng như ông ta đã chẳng thấy các côn trùng dưới chân, khi đi kinh hành. Hơn nữa, Cát Khư đã chứng được quả vị A La Hán rồi, chẳng hề có ý định sát sanh, nên chẳng có phạm tội.”. Các vị tăng lại hỏi, vì sao vị tăng đã chứng được quả vị A La Hán mà hai mắt lại bị mù, Đức Phật mới kể lại câu chuyện xưa như sau:

Trong một đời về tiền kiếp, Cát Khư là một vị y sĩ có danh tiếng. Một người đàn bà bị đau mắt, đến thưa cùng ông: “Nếu ông chữa lành đôi mắt tôi, tôi nguyện tôi và các con cái của tôi sẽ làm nô lệ cho ông.”. Khi người đàn bà ấy đã lành mắt, lại muốn nuốt lời, bảo rằng đôi mắt còn tệ hơn trước. Cát Khư biết rõ người ấy nói dối mình, nên căm thù và đưa cho một thứ thuốc xoa vào mắt. Người đàn bà bất hạnh đó bị mù luôn. Vì tội ác nầy, Cát Khư phải sanh ra mù loà trong nhiều đời sống kế tiếp, cho đến hiện nay.

Sau khi kể xong, Đức Phật liền đọc lên bài kệ:

Nơi muôn pháp, ý đi tiền-đạo;
Ý làm chủ, ý tạo cõi lòng.
Ai đem tâm-ý chẳng trong
Nói năng, hành-động, khổ đồng theo sau;
Như xe chuyển bánh theo trâu kéo hoài.

(Kệ Pháp Cú – Phẩm Song Yếu Số 001)

Linh ứng thần chú đại bi

Linh ứng thần chú đại bi


Tát bà tát bà. Hán dịch là “nhất thiết lợi lạc”. Câu chú này bao hàm cả Bảo thủ nhãn ấn pháp, nghĩa là mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi người.

Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”.

Người Trung Hoa đều biết có một vị Tiên, biết sử dụng một ấn chú gọi là “Phiên thiên ấn”. Người con của Quảng Thành vương cũng có một phiên thiên ấn. Chính là ấn này vậy. Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”.

Nếu quí vị dụng công hành trì thì nhất định sẽ thành tựu Bảo ấn này. Khi thành tựu rồi, nếu có người vừa mới chết hoặc sắp chết, quí vị chỉ cần trì ấn này vào một tờ giấy, và viết vài dòng cho Diêm vương: “Hãy tha cho người này sống lại ngay. Hãy tha cho anh ta trở về dương gian”. Diêm vương không dám từ chối. Diệu dụng của Bảo ấn có thể giúp cho người chết sống lại. Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này, trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì.

Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành? Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ.

Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.

Tát bà tát bà nghĩa là “lợi lạc cho tất cả mọi loài chúng sinh”. Quí vị thấy sự diệu dụng vô biên đến như thế. Nên gọi ấn này là Bảo ấn. Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. Tát bà tát bà chỉ là một trong bốn mươi hai ấn pháp ấy mà thôi.

Có người nghe tôi giảng như vậy sẽ khỏi nghĩ rằng: “Ta sẽ tu tập Bảo ấn này ngay để bất kỳ lúc nào có người sắp chết, ta sẽ sử dụng ấn này, ra lệnh cho Diêm vương không được bắt người ấy chết”. Quí vị cứ thực hành, quí vị có thể giúp người kia khỏi chết, như ng đến khi quí vị phải chết, thì chẳng có người nào giúp quí vị thoát khỏi chết bằng Bảo ấn này cả.

Tôi đã có dịp sử dụng ấn này hai lần. Một lần ở Mãn Châu và một lần ở Hương Cảng. Lần ở Mãn Châu là trường hợp cứu một người sắp chết. Người này chắc chắn sẽ chết nếu tôi không sử dụng Bảo ấn này. Vào một chiều trời mưa ngày 18 tháng 4 âm lịch. Một người tên là Cao Đức Phúc đến chùa Tam Duyên, nơi tôi đang ngụ. Anh ta quỳ trước tượng Phật, cầm một cây dao bọc trong giấy báo, chuẩn bị sẵn sàng chặt tay để cúng dường chư Phật. Quí vị nghĩ sao? Anh ta khôn ngoan hay không? Dĩ nhiên là quá ngu dại. Tuy nhiên sự ngu dại của anh ta lại xuất phát từ lòng hiếu đạo. Quí vị biết không. Mẹ anh ta bị bệnh trầm trọng gần chết. Do vì thường ngày mẹ anh ta nghiện thuốc phiện nặng. Nhưng bệnh bà quá nặng đến mức hút thuốc phiện cũng không được nữa. Bà ta nằm co quắp, chẳng ăn uống gì. Đầu lưỡi đã trở sang màu đen, môi miệng nứt nẻ. Bác sĩ Đông, Tây y đều bó tay, không hy vọng gì còn chữa trị được. Nhưng người con trai của bà nguyện: “Lạy Bồ – tát rất linh cảm, con nguyện đến chùa Tam Duyên chặt tay cúng dường chư Phật. Với lòng chí thành, con nguyện cho mẹ con được lành bệnh”.

Ngay khi chàng trai sắp chặt tay, có người nắm tay anh ta lôi lại đằng sau rồi nói: “Anh làm gì thế, anh không được vào đây mà tự sát”.

Anh ta trả lời:

- “Tôi chỉ chặt tay cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho mẹ tôi được lành bệnh. Ông đừng cản tôi”.

Chàng trai chống lại, nhưng người kia không để cho anh ta chặt tay nên liền cho người báo cho Hoà thượng trụ trì biết. Hoà thượng cũng không biết phải làm sao, Ngài liền phái cư sĩ Lý Cảnh Hoa, người hộ pháp đắc lực của chùa đi tìm tôi.

Dù lúc ấy, tôi vẫn còn là chú Sa – di. Tôi được giao nhiệm vụ như là tri sự ở chùa Tam Duyên, chỉ dưới Hoà thượng trụ trì. Tôi chỉ là một chú tiểu, nhưng không giống như những chú tiểu cùng ăn chung nồi, cùng ngủ chung chiếu. Tôi thức dậy trước mọi người và ngủ sau tất cả mọi người. Tôi làm những việc mà không ai muốn làm và chỉ ăn một ngày một bữa trưa, không ăn phi thời. Tu tập chính là sửa đổi những sai lầm vi tế. Nếu khi chưa chuyển hoá được những lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, có nghĩa là mình còn thiếu năng lực trong công phu.

Hoà thượng trụ trì giao việc đó cho tôi. Tôi liền đến bạch Hoà thượng:

- “Phật tử đến cầu Hoà thượng cứu giúp. Nay Hoà thượng lại giao cho con. Hoà thượng làm cho con thật khó xử”.

Hoà thượng trụ trì bảo:

- “Con hãy đem lòng từ bi mà cứu giúp họ”.

Hoà thượng dạy những lời rất chí lý. Tôi vốn chẳng ngại khó nhọc, nên khi nghe những lời đó, tôi rất phấn khích, tôi thưa:

- Bạch Hoà thượng, con sẽ đi.

Tôi bảo chàng trai:

- Anh hãy về nhà trước, tôi sẽ theo sau.

Anh ta nói:

- Nhưng thầy chưa biết nhà con?

Tôi đáp:

- Đừng bận tâm về tôi. Hãy cứ về nhà trước.

Lúc ấy là vào khoảng năm giờ chiều, mặt trời vừa xế bóng. Anh ta đi theo đường lộ chính, còn tôi đi theo đường mòn. Nhà anh ta cách chùa chừng sáu dặm. Anh ta quá đỗi sửng sốt khi về đến nơi, anh ta đã thấy tôi ngồi đợi anh trong nhà.

- Bạch thầy, sao mà thầy biết nhà con mà đến sớm thế?

Tôi nói:

- Có lẽ anh vừa đi vừa chơi, hoặc anh ham xem bóng đá hay truyền hình gì đó.

Cậu ta đáp:

- Thưa không, con cố hết sức đi thật nhanh để về nhà.

Tôi nói:

- Có lẽ xe đạp của anh đi không được nhanh như xe tôi, nên tôi đến trước.

Ngay khi vào thăm bà mẹ, tôi thấy không thể nào cứu sống bà ta được. Nhưng tôi vẫn quyết định cố gắng hết sức để cứu bà. Tôi dùng Bảo ấn viết mấy dòng:

“Chàng trai này có tâm nguyện rất trí thành, nguyện chặt tay cúng dường chư Phật để cứu mẹ sống. Tôi đã ngăn cản anh ta chặt tay. Bằng mọi cách, xin cho mẹ anh ta được sống”.

Tôi gửi Bảo ấn đi, sáng hôm sau bà ta vốn đã nằm bất động suốt bảy, tám ngày nay, chợt ngồi dậy gọi con trai bằng tên tục.

- Phúc ơi… Phúc ờ… mẹ đói quá, cho mẹ tí cháo…

Chàng trai suốt bảy, tám ngày nay không nghe mẹ gọi. Nay cực kỳ vui sướng. Anh ta chạy đến bên giường nói với mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đã nằm liệt giường suốt tám ngày nay. Nay mẹ khoẻ rồi chứ?

Bà ta trả lời:

- Chẳng biết bao lâu nữa. Mẹ bị rượt chạy trong một cái hang tối đen thăm thẳm không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng ánh sao hay đèn đuốc gì cả. Mẹ chạy và cứ chạy hết ngày này qua ngày khác để tìm đường về nhà mình. Mẹ có kêu, nhưng chẳng ai nghe. Cho đến đêm hôm qua, mẹ mới gặp một vị sư khổ hạnh mang y cà sa đã mòn cũ, vị này đã dẫn mẹ về nhà… Con cho mẹ ăn tí cháo loãng để cho đỡ đói.

Người con nghe mẹ nói đến vị sư, liền hỏi:

- Nhà sư mẹ gặp dung mạo như thế nào?

Bà đáp:

- Ngài rất cao. Nếu mẹ được gặp lại, mẹ sẽ nhận ra ngay.

Lúc đó tôi đang nghỉ trên giường. Anh ta liền đến bên tôi, chỉ cho mẹ và hỏi:

- Có phải vị sư này không?

Bà nhìn tôi chăm chú rồi kêu lên:

- Đúng rồi, chính thầy là người đã đưa mẹ về nhà.

Lúc đó, toàn gia quyến chừng mười người, gồm cả già trẻ, đều quỳ xuống trước mặt tôi thưa:

- Bạch Thầy, Thầy đã cứu mẹ con sống lại. Nay toàn gia đình chúng con cầu xin được quy y thọ giới với Thầy. Bất luận nhà chùa có việc gì, con nguyện đem hết sức mình xin làm công quả, và tuân theo lời chỉ dạy của Thầy để tu hành.

Về sau, dân cả làng này đều đến chùa xin quy y và cầu xin tôi chữa bệnh cho họ. Tôi bảo:

- Tôi chỉ có phép chữa bệnh bằng cách đánh đòn. Quí vị có chịu thì tôi chữa.

Họ đồng ý và tôi phải chữa. Có nghĩa là bắt người bệnh nằm xuống, đánh một người ba hèo bằng cái chổi tre. Đánh xong, tôi hỏi:

- Đã hết bệnh chưa?

Thật là ngạc nhiên. Họ lành bệnh thật!

Đó là một chuyện phiền phức xảy ra ở Mãn Châu. Lần thứ 2 tôi dùng Bảo ấn này là ở Hương Cảng. Khi bố của cô Madalena Lew 79 tuổi bị bệnh. Các vị bói toán đều bảo rằng ông ta chắc chắn sẽ qua đời trong năm nay. Ông ta đến gặp tôi xin quy y Tam Bảo để cầu nguyện gia hộ cho ông được sống thêm ít năm nữa.

Ông thưa:

- Bạch Thầy. Xin Thầy giúp cho con được sống thêm một thời gian nữa.

Tôi bảo:

- Thế là ông chưa muốn chết. Tôi sẽ giúp cho ông sống thêm 12 năm nữa? Được chưa?

Ông rất mừng vội đáp:

- Thưa vâng, được như thế thật là đại phúc.

Rồi tôi chú nguyện cho ông ta và ông ta được sống thêm 12 năm nữa.
Tuy nhiên, quí vị không nên dùng ấn pháp này để giúp cho người ta khỏi chết hoặc là cứu họ sống lại khi họ đã chết rồi. Nếu quí vị làm như vậy, quí vị trở nên đối đầu với Diêm vương. Lúc ấy Diêm vương sẽ nói:

- Được rồi. Thầy đã giúp cho người ta khỏi chết, nay Thầy phải thế mạng.

Đến khi quí vị gặp cơn vô thường; chẳng có ai dùng Bảo ấn này để giúp được cả. Nếu quí vị nghĩ rằng mình có thể sử dụng Bảo ấn để cứu mình khỏi chết là quí vị lầm. Diệu dụng của ấn pháp cũng giống như lưỡi dao, tự nó không thể cắt đứt được chuôi dao của chính nó. Nên khi quí vị gặp bước đường cùng, thì cũng giống như chuyện vị Bồ – tát bằng đất nung:

Bồ Tát bằng đất nung đi qua biển.

Khó lòng giữ thân được vẹn toàn.

Vậy nên nếu quí vị dù đã thông thạo trong khi sử dụng ấn pháp này, cũng phải công phu hành trì thêm. Vì lý do này mà tôi ít để ý đến việc riêng của người khác nữa.

Saturday, November 9, 2013

Người và Phật




“Một cách vô điều kiện,
Không so bì
Không ganh đua
Không ghét
Không giận
Không hận
Không phán xét
Không kết án
Không ham của cải
Không sợ thiệt thòi
Chỉ
Yêu thương và cảm thông
Hợp tác và giúp đỡ”
Kinh Tăng Nhất A Hàm chép lại sự kiện Ðức Phật giảng pháp cho trưởng giả Cấp Cô Ðộc về bốn điều hạnh phúc của người cư sĩ:

1) Hạnh phúc khi toại hưởng một nền kinh tế vững chắc, hoặc một tài sản dồi dào được tạo ra bằng những phương kế công minh chính trực.

2) Hạnh phúc khi được tiêu dùng tự do cho mình, cho gia đình, cho bằng hữu thân quyến và cho những việc phước thiện.

3) Hạnh phúc khi không có nợ nần.

4) Hạnh phúc được sống một cuộc đời ngay thẳng, trong sạch, không tạo ác bằng tư tưởng, lời nói và hành động.

Ðức Phật cũng không quên nhắc nhở Đại trưởng giả Cấp Cô Độc rằng hạnh phúc vật chất không bằng 1/16 của hạnh phúc tinh thần do đời sống lương thiện mang lại.
5) Phải mẫn cán và cương quyết, tận tâm và hăng hái trong nghề nghiệp, bất cứ nghề nào, và phải thông thạo nghề ấy.

6) Phải gìn giữ lời lãi chính đáng làm ra do mồ hôi công sức của mình, đừng để cho kẻ gian tham trộm cắp.

7) Phải có bạn lành, trung thành, học thức, đạo đức, quảng đại, trí tuệ để giúp mình giữ vững con đường chân chính và xa lánh nẻo tà.

8) Phải tiêu xài cho có chừng mực, tùy theo hoa lợi của mình. Không phung phí, không bủn xỉn, nghĩa là chẳng nên tích trữ vì bủn xỉn và cũng chẳng nên buông thả xa hoa. Nói cách khác, phải sống cho vừa phải với tài sản sự nghiệp của mình.Trong kinh Bố thí, Đức Phật dạy: "Các Tỳ Kheo, có hai loại bố thí - tài thí và pháp thí; trong hai loại bố thí này, pháp thí là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai sự phân phát: Phân phát của cải và phân phát đạo pháp; trong hai sự phân phát này, phân phát đạo pháp là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai cách giúp đỡ (nhiêu ích - anuggaha): Giúp đỡ của cải và giúp đỡ đạo pháp; trong hai cách giúp đỡ này, giúp đỡ đạo pháp là cao nhất".
Ðức Phật chỉ dạy Tám đức để đưa đến sự hạnh phúc: a) Phải có đức tin và tín nhiệm nơi giá trị cao thượng của đạo đức, tinh thần và trí tuệ. b) Không sát sinh hại vật, không trộm cắp, không lường gạt, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây say. c) Phải bố thí, quảng đại, không tham luyến. d) Phải khai thông tuệ giác để tận diệt nguồn gốc của sự khổ hầu tiến đến đạo quả Niết Bàn.

Friday, November 8, 2013

Chúa Nhật là ngày giổ của mẹ 8/10 Âm Lịch Nhằm ngày Chúa nhật Nov /10.



Chốn sen vàng độ cha mẹ hiền
Phật từ bi dang tay hiền chờ đàn con tới
Ôi Tây Phương lạy đấng sinh thành ra Thế Tôn
Con nay quay về nương dưới ánh sáng từ bi
Nam Mô A Di Đà Phật
Quy Y A Di Đà Phật.

Tang Lễ Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi tại Paris France
http://www.youtube.com/watch?v=bFekRJujI50

Thursday, November 7, 2013

kinh cầu sám hối

Nơi Phật Đường con xin đảnh lể
Do tâm khẩu ý gieo oan nghiệp
Bao nghiệp chướng từ vô lượng kiếp
Dưới biển lửa gọi sạch tâm ý

Đời chuyển nghiệp sinh tử luân hồi
Thanh tẩy bụi trần xóa u mê
Trước Phật đài chân quy mạng lể
Sớm, chiều, tối. kinh cầu sám hối...